Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012


THÔNG BÁO
v/v  Đăng ký tham gia hoạt động “ Ngôi Nhà BỒ ĐỀ TÂM”
1. Phương châm hoạt động                        
Trong Kinh Pháp Hoa: Đức Phật ra đời với mục đích mong muốn khai thị chúng sanh “Ngộ nhập Phật tri kiến” để nhận được đời là vô thường, khổ, vô ngã; và giúp chúng sanh hiểu rõ hơn được lời Phật dạy để phát triển “TÂM BỒ ĐỀ” là để hình thành tâm thiện lành, chuyển hóa khổ đau để được an lạc giải thoát. Cũng như chúng sanh do thiếu phước báu, không biết tu tập phát triển thiện lành và giữ thanh tịnh thân tâm nên chịu nhiều khổ đau, và rơi vào những hành động điên cuồng, tội lỗi như tự tử…, làm hại đến thân tâm. Các bạn trẻ dễ bị nghiệp lôi kéo vào những thú vui của thế gian đem đến nguy hại cho thân và tâm, và làm ảnh hưởng đến bản thân gia đình và xã hội. Điều này do chúng ta thiếu ý thức và do không có ai hướng dẫn để tham gia vào những hoạt động thiện lành, và giữ thanh tịnh thân tâm. Nên bắt buộc các bạn trẻ phải tham gia vào những thú vui của thế gian và bị những bạn bè thiếu nhận thức sai khiến, rũ rê tham gia vào những hình thức không tốt. Thật sự thì Phật pháp đã có rất nhiều hình thức tu, tất cả đều nhằm tạo điều kiện cho mọi người tham gia tu tập. Nhưng không phải ai cũng hiểu được lời Phật dạy và thấy được giá trị của việc tu tập, một phần do không có nhiều đội ngũ Tăng trẻ hướng dẫn, nên các bạn trẻ thấy khó tiếp cận, gần gũi để tu tập, thậm chí có những bạn còn nghĩ Phật pháp chỉ dành cho những người già .
Chính từ yếu tố đó chúng tôi hình thành tổ chức “Ngôi Nhà Bồ Đề Tâm” để cho các bạn trẻ, cũng như các sinh viên thấy và hiểu rõ Phật pháp biết được những hình thức hoạt động tu tập để tham gia, gần gũi học hỏi. Theo tinh thần của lời Phật dạy là:
“Tránh các điều ác,
làm các điều lành,
  giữ tâm ý trong sạch,
  là lời Chư Phật dạy”.
 Dựa theo tinh thần đó, nhằm phát triển cho các bạn trẻ luôn có những công đức thiện lành cho bản thân và cho mọi người, khi ta hiểu được câu nói của Phật dạy là: “Phàm làm việc gì, cũng phải nghĩ đến hậu quả của nó” thì nhất định chúng ta sẽ cẩn thận khi hành động, không làm những điều sai trái gây tội lỗi cho mình và người và Phật còn dạy các bản trẻ phải ý thức: “Chớ để đến già mới tu tập, mồ hoang lắm kẻ tuổi còn xanh” hay “ Lúc trẻ không phạm hạnh; Không tìm kiếm bạc tiền; Như cò già bên ao, Ủ rũ, không tôm cá”. Đồng thời khuyến khích cho chúng ta nên dành nhiều thời gian để phát triển những hành động hay hoạt động có lợi ích, luôn duy trì những hành động tu tập từ thấp đến cao, cụ thể tu tập ban đầu vô làm những hình thức từ thiện, bằng những việc lành, hành động lành như: giúp đỡ người già neo đơn, trẻ em mồ côi đến hỗ trợ những bạn hoàn cảnh khó khăn đến những việc như hiếu thảo với cha mẹ ông bà, tạo sự hòa thuận trong anh em, và xây dựng tập thể hòa thuận cho nhau… Khi chúng ta làm được điều đó là ta đang nuôi dưỡng tâm Bồ đề cho bản thân và đem hạnh phúc cho nhiều người. Cao hơn nữa của sự phát triển thiện lành là giữ tâm ý trong sạch thanh tịnh và dành nhiều thời gian sinh hoạt tu tập bằng cách đến chùa hay Tịnh Xá  học giáo lý và các hoạt động tạo công đức và trí tuệ khác. Khi chúng ta tham gia những hoạt động này thì được chư Thiên gia hộ và được chư Phật hộ trì, chư Tăng quan tâm. Vì khi ta tiếp cận đăng ký tham gia là ngày đó ta đã đối trước Đức Phật, Tổ, Thầy để nương tựa quay về tu tập. Trong lúc chúng ta hoạt động thì có những trợ ngại xảy ra như: bịnh hoạn, mệt mỏi, hay tại nạn, gặp những rủi ro, trắc trở khác thì ta phải biết đây là nghiệp là khó khăn là vô thường mà phải ý thức để tiếp tục phát triển thiện lành, và nếu lỡ có xẩy ra chuyện không may chúng ta nhờ có ý thức được điều này là nghiệp là vô thường nên nếu có mãn phần thì nhẹ nhàng ra đi và được sự hỗ niệm của các bậc tu tập…
Nhiều bạn ngày nay do không có môi trường lành mạnh và không có hiểu Luật vô thường nên dễ buồn chán khi có những trắc trở xẩy ra. Việc khó khăn, trở ngại thì ai cũng có, nhưng quan trọng là có chịu tham gia hành động thiện lành hay không? và hiểu được lời Phật dạy không? Vì khi tham gia hoạt động thì sẽ ít rơi vào những sai phạm và những hành động điên cuồng. Do chúng ta còn học nên phải lo học hành, khi đi học là ta cũng đã đang thực hành được thiện lành. Khi ta có tham gia tức là ta đã quy ngưỡng đến Phật.  Đối với những bạn cũng có tham gia hoạt động nhưng đó là những hoạt động của đời, xã hội thì không được quy ngưỡng đến Phật và chắc chắn sẽ không được gia hộ của chư Phật và chư Thiên. Đối với việc học thì giúp chúng ta biết được nhiều thứ và có điều kiện thuận lợi để tham gia những công việc trong Ngôi Nhà Bồ Đề Tâm như các việc: thủ quỹ, xây dựng, thông tin, dẫn chương trình hoạt động, văn nghệ…Khi thành lập các hoạt động thì ta có nhiều vấn đề như: chương trình dạy Phật pháp cho đối tượng các bạn trẻ tham gia tiếp cận Phật pháp, đến học những pháp căn bản như lịch sử đức Phật, các vần đề về Văn Hóa Phật giáo...
Chúng ta nên nhận ra một điều là khi các bạn tham gia hoạt động thì phải tích cực duy trì tu tập, dù mọi hoàn cảnh đều phải nên thực hiện có thể là từ ý niệm dù trợ ngại hay rủi ro ta luôn ý thức về nghiệp, nhân quả và vô thường để giữ tâm ta được thanh tịnh. Những cái sai, cái không đúng xảy ra do chúng ta thiếu trí tuệ và tu tập nên có sai. Hành động sai của ta có thể là do ta thiếu hiểu biết và do nghiệp nên phải chịu khổ. Vì khi sanh ra có thân là phải chịu khổ rồi, nhiều lúc ta tưởng làm là đúng là thiện nhưng chưa thấu rõ và nhìn rộng thì vẫn bị rủi ro, ảnh hưởng xẩy ra (đây là tư duy pháp). Chúng ta khổ đau khó chịu là do có chấp ngã và do vô minh không hiểu các pháp là nhân duyên, vì hiểu mỗi người có một căn duyên khác nhau nên không chấp mà còn thông cảm từ bi và thương yêu nhau nữa.
 Khi các bạn tham gia một thời gian thì phải mong muốn cho mình có ngày phát triển lên cao hơn để trở thành một Phật tử thuần hành đạo đức. Đó là chúng ta có đủ nhân duyên để nhập vào dòng pháp của Phật để tu tập, khi đầy đủ duyên sẽ chọn chúng ta tham gia vào những hoạt động tổ chức hiện hành. Do vì chủ trương muốn đem đạo vào đời thì phải có những hình thức hoạt động Phật pháp cho xã hội ngày nay, vì thế mà phải có hình thức sinh hoạt cho các bạn tham gia (kế hoạch sinh hoạt như: cúng dường cầu siêu, chương trình quy y, đến  hoạt động những vấn đề phát sinh trong sinh hoạt tổ chức như: ăn uống, trang trí nghi lễ…tập các bạn trẻ tạo nhân lành, rồi song song đó nói những giáo lý Phật pháp để thấu rõ pháp (đó là đi sâu và nuôi dưỡng Tâm bồ đề lớn mạnh). Nếu chúng ta thực hiện và duy trì những thiện lành và đức tính tốt trong thân tâm của mình, thì cuộc sống hiện tại được nhiều thuận lợi và an lạc. Bên cạnh nếu ta ý thức được sự vô thường và nhận rõ các pháp thì sẽ được tăng trưởng tâm Bồ đề, và tự tại trước những khó khăn, nghịch cảnh xảy ở thân và tâm nhất định sẽ an lạc giải thoát trong tương lai.
2. Nội quy hoạt động
2.1. Làm rồi không nên tự mãn và tâm phải hoan hỷ
2.2. Nếu gặp gì khó khăn thì trình lên chúng trưởng để giải quyết và góp ý
2.3. Không nên có những hoạt động gì thêm ngoài tổ chức đề ra
2.4. Trong quá trình tập thể đi cho quà xong rồi mà có phát sinh những trường hợp như rũ đi chơi không chịu về mà còn nô đùa chơi giỡn gây ảnh hưởng trật tự xã hội có rũi ro xẩy ra thì chúng trưởng chỉ giải quyết với trình độ khả năng. Như đã được nói ở trên là chúng ta khổ đau là do chúng ta thiếu phước và chính do hạnh nghiệp hành động ta làm không thiện lành, thiếu trí tuệ nên gặp nhiều rủi ro. Một người dù sống hiền thiện thật thà, có chánh niệm mà không có trí tuệ đúng chánh pháp thì vẫn khổ đau xẩy ra (Đức Phật đã dạy: có sanh là phải có diệt và khổ đau, khi chúng ta sanh ra là chịu khổ đau rồi).
2.5. Nguồn thu chủ yếu để hoạt động từ những khoảng cúng dường hay từ khoảng nuôi heo đất của các bạn hằng ngày để làm nguồn sử dụng cho việc mua bánh kẹo để giúp người nghèo khó khăn. Ngoài ra những chi phí mà chúng ta đi lại hay chi phí ăn uống, bịnh hoạn, đến những chi phí như thăm bịnh, đám tang…do đây là tổ chức hoạt động đơn giản thì cá nhân hay trong nhóm tự lo sắp xếp, tổ chức có lo chỉ hỗ trợ với kinh phí cho phép.
3. Cách thức hoạt động
Hoạt động trên tinh thần phát triển thiện lành và giữ tâm thanh tịnh nên:
3.1. Hằng ngày làm sao mỗi người chúng ta nên duy trì ở thân và tâm của mình có những thiện lành, thiện lành này từ nhỏ đến lớn, từ hành động đến việc làm, cử chỉ, hành vi, đến lời nói và ý nghĩ đều phải thiện lành như: 1. Hành động là lượm một cây gai, cây đinh, mảnh chai… bên đường để vào những chỗ không người, đến giúp một bà lão qua đường khi trời mưa, cho tiền cho người ăn xin đến cho một em bé bịt bánh, hay chai nước, viên kẹo... 2. Còn lời nói là kể một điều có lợi cho bạn bè biết để làm theo hay nói một nơi có hoạt động tổ chức bổ ích cho bạn bè tham gia…3. Còn ý nghĩ như: Khởi tâm lành để niệm Phật hoặc khởi ý chuẩn bị kế hoạch làm điều lành ngày sắp tới…
LÀM PHƯỚC DỄ HAY KHÓ CÁC BẠN? RẤT DỄ LÀM
- Bạn chỉ cần bỏ rác đúng nơi quy định hay trên đường đi có rác bạn hãy nhặt và bỏ vào sọt rác là bạn là làm phước rồi đấy
- Khi có người đau khổ bạn hãy lắng nghe họ đồng cảm và an ủi họ thì bạn cũng đang làm phước đấy.
- Khi ra đường thấy một người đi xin nếu không có nhiều tiền chỉ cần 2 ngàn đồng trên tay với tâm chân thành
thì bạn cũng đã làm phước.
- Khi ra đường gặp mọi người hãy nở một nụ cười thân thiện thì bạn cũng đang làm phước đó
- Khi gặp một loài vật bạn hãy cho chúng một ít thứ ăn và tụng 3 lần:
Về nương Phật, Về nương Pháp, Về nương Tăng.
Về nương Phật bậc tròn đầy phước đức và trí tuệ
Về nương Pháp con đường giúp chúng sanh xa lìa ái dục
Về nương Tăng bậc tôn quý trong bốn chúng.
Về nương Phật rồi, Về nương Pháp rồi, Về nương Tăng rồi.
đó là bạn đã làm phước.
- Khi gặp một người bịnh bạn hãy niệm " Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát " để cầu nguyện cho bạn thì bạn đang làm phước.
- Ra đường gặp tai nạn giao thông có người mất hay gặp đám tang hãy đứng lại niệm vài câu Phật hiệu " Nam mô A Di Đà Phật" thì bạn đã làm phước.
-Nên giữ sự êm lặng cho người, không nên hơn thua, phiền giận điều gì cho đến những điều gây gỗ đến bản thân, những gì ta khó chịu hay tật đố, gây gổ với ta đều do oan trái và nghiệp ở đời trước nên phải thông cảm và thương yêu họ để ta nuôi dưỡng lòng từ bi tâm thiện lành ở bản thân và làm cho tâm được an lạc hạnh phúc.
..........................................v.v.......................................................

3.2. Khi thành lập được nhóm, thì vào cuối chủ nhật hùn tiền lại mua quà cùng đi phát quà, trường hợp này thì làm tập thể nguyên nhóm cùng đi cho quà, trường hợp này nên lấy tư liệu chụp hình lại (nhờ đây để biết thành viên hợp tác trong nhóm có mặt đủ). Và tùy tiền có được trong nhóm mà làm thiện lành nhiều hay ít
Định hướng cho chúng ta phát triển thiện lành nâng cao (khi thời gian rảnh):
Trong tuần nếu ngày nào rảnh nên dành thời gian đến công quả phụ Chùa, Tịnh Xá bằng cách đến để: tụng kinh, sám hối, nghe pháp, tu tập như thọ bát quan trai, tu niệm Phật, ngồi thiền, thiền hành và sinh hoạt chung về giáo lý lời dạy đức Phật, bên cạnh còn cúng dường trai tăng, cúng dường lễ Vu lan đến tổ chức đi phóng sanh, từ thiện... Vì công quả giúp phát triển phước báu, còn nghe kinh và sinh hoạt chung giúp ta có cơ hội học hỏi nhiều giáo pháp để có trí tuệ sâu và tập sống hòa hợp với tập thể đông, còn phóng sanh thêm phần thọ mạng sống lâu và nuôi dưỡng được tâm từ bi rộng rãi đến với nhiều chúng sanh.
Đối với những bạn trẻ thì có thêm những chương trình tham gia sinh hoạt như: Tìm hiểu Phật pháp, lớp học giáo lý, học oai nghi lễ lạy, đi cúng dường các chùa, ũy lạo, đi phóng sanh và từ thiện…Ngoài ra còn phát động thêm những tài năng như thi ẩm thực, dẫn chương  trình, thi Phật pháp, văn nghệ, kiến thức lịch sử…
(Tùy mức độ hoạt động và lực lượng tham gia mà có thực hiện nhiều chương trình)
3.3. Đối với những bạn là Phật tử thuần hành có điều kiện thuận lợi thì phải bắc buộc 1 tuần phải có 1 ngày đến nghe pháp và tụng kinh, sám hối hay tu tập. Và những Phật tử thuần hành thì tụng kinh mỗi ngày và nghe pháp đều đặn.
4. Kế hoạch thực hiện
Ngày chính thức hoạt động triển khai tiến hành vào ngày 13 tháng 7 năm Nhâm Thìn (Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu), Địa điểm chọn tại: Tịnh Xá Ngọc Tường, Số 1/8 Đường Dương Khuy, Phường 6, Tp Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang.
Những ngày đầu tiên là thông  báo kêu gọi đăng ký tham gia và hoạt động từ ngày đăng ký, khi chưa thành lập được nhóm, nếu có một người cũng nên thực hiện và duy trì việc thiện lành cho bản thân. Còn khi hoạt động sinh hoạt nhiều chương trình phải có lực lượng có trình độ, đông và có nhiều kinh phí mới hoạt động sinh hoạt được.
Địa điểm học pháp nghe kinh, tụng kinh và tu tập thì tùy trong nhóm chọn địa điểm có thể là 1 chùa hay 1 tịnh xá thích hợp gần nhất với Nhóm đang ở để cùng đến. Còn địa điểm sinh hoạt chung thì do Trưởng Chúng ấn định sắp xếp và thông báo trước.

5. Cơ cấu tổ chức


TRƯỞNG CHÚNG


BAN THÀNH VIÊN
BAN THƯ KÝ
BAN THỦ QUỸ
BAN CẬP NHẬT THÔNG TIN, TRANG ĐIỆN TỬ, THƯ TỪ
BAN ẨM THỰC


BAN THÀNH VIÊN


TẬP THỂ 1
NHÓM 1
NHÓM 3
NHÓM 4
NHÓM 5….
TẬP THỂ 2
NHÓM 1
NHÓM 3
NHÓM 4
NHÓM 5…
TẬP THỂ 3
NHÓM 1
NHÓM 3
NHÓM 4
NHÓM 5…
TẬP THỂ 4
NHÓM 1
NHÓM 3
NHÓM 4
NHÓM 5…
…..




Trong Ban Thành Viên thì có nhiều Tập Thể và Mỗi Tập Thể có nhiều Nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có khoảng 7 người và 1 Tập Thể thì có nhiều Nhóm. Mỗi Tập thể ở một Khu vực (của quận hay tỉnh) nên bầu 1 Thư Ký và 1 Thủ quỹ và có một máy ảnh để cập nhật hình ảnh hoạt động của Tập Thể để đăng lên mạng. Trong Nhóm có bầu người để đại diện đánh giá và kiểm tra tình hình chúng viên hoạt động có tốt không?
Do đây là hình thức rộng rãi không bó buộc thời gian và không gian địa điểm, chỉ cần chúng ta đăng ký tham gia qua hình thức gửi Email. Ngày ta đăng ký là ta chính thức trở thành thành viên tham gia hoạt động và ngày đó ta cũng bắt đầu dành tiền nuôi heo đất để có nguồn thu hoạt động. Tổ chức sinh hoạt trên hình thức liên kết các đạo tràng để tham gia tu học, ngoài ra trong nữa tháng có chương trình sinh hoạt chung tại địa điểm thích hợp do Trưởng Chúng chọn địa điểm, những ai ở xa không đến được thì sẽ liên kết điện thoại để sinh hoạt chung hoặc có thể lần sau chọn địa điểm những thành viên chưa sinh hoạt chung. Do đây là hình thức rộng rãi và dễ thực hiện nên các bạn đừng lo lắng. Đây là hình thức nhằm để tạo duyên cho các bạn thêm gần gũi Phật pháp và được học hỏi nhiều đức tánh và hành động tốt, nhưng đồi hỏi sự tự giác tham gia của các bạn, không bắc buộc, nếu ta thực hiện tham gia nhiều và tích cực thì được nhiều an lạc và lợi ích.
Những giờ sinh hoạt nhóm hay từng thành viên là điều kiện để ta học hỏi nhiều vấn đề và có duyên được tiếp cận Trưởng chúng để chia sẽ và hướng dẫn kỹ hơn  
6. Những quyền lợi và nghĩa vụ
a. Do đây là hoạt động chỉ nhằm tạo duyên cho các bạn trẻ phát triển Tâm Bồ Đề  và nuôi dưỡng hạt giống thiện lành thanh tịnh trong tâm, không phải là tổ chức hoạt động thường xuyên mà chỉ nhằm khơi dậy Tâm Bồ Đề của các bạn trẻ ý thức tu tập. Do các bạn còn đi học, ngoài việc đi học là chính chúng ta còn tiếp cận thường xuyên xã hội nên dễ làm thêm những điều thiện lành và dễ có cơ hội thấy và tiếp cận những trường hợp khó khăn, trở ngại nên dễ thực hiện những hành động thiện lành ngay được.
b. Điều lợi kế tiếp là khi ta tham gia hoạt động thì việc đầu tiên là ta phát triển tâm Bồ Đề ở chính mình, sẽ nhất định có niềm hoan hỷ an lạc. Bên cạnh còn ý thức được  tinh thần vô ngã, không còn ngại ngùng trước những gian khổ khó khăn, vì đã hiểu được các pháp là vô thường, khổ, vô ngã, các pháp đều do nhân quả và do nhân duyên nên không ngại khó nhọc. Khi tham gia và thực hiện chúng ta có nhiều phước báu như những hành động tôn kính, cúng dường, tu tập, tạo nhân là đang phát triển thiện lành và hiện tại chúng ta luôn an ổn gặp nhiều may mắn, làm việc gặp nhiều thuận duyên. Bên cạnh tâm ta ít còn phiền não hay không còn hơn thua, ganh ghét đến những việc không còn có ý niệm xấu và ác nữa, vì được học Phật nên thay đổi được con người từ phàm trở thành Thánh và luôn ý thức, tỉnh giác và tích cực trong mọi công việc để không bị nhiều sai phạm xảy ra
c. Kết quả tổng kết sẽ có phát quà cho những thành viên tham gia tu học tích cực và hoạt động liên tục không những cả thân và tâm, thì sẽ có một phần quà giá trị về vật chất và tinh thần.
d. Khi gia đình các bạn có Tang chế, nếu gia đình là Phật tử biết đạo thì liên hệ cho chúng trưởng để thỉnh Chư Tăng đến thăm viếng và cầu nguyện. Còn nếu gia đình chưa phải là Phật tử hay chưa biết đạo thì đại diện những thành viên đi chia buồn. Ngoài bất cứ hoạt động gì nếu các bạn cần đều gì có thể thỉnh chư Tăng dễ dàng đến để hỗ trợ tinh thần cho các bạn.
7. Hình thức đăng ký
Điền thông tin đầy đủ vào nội dung sau

Họ và Tên:

Pháp danh (Nếu đã quy y), Ngày tháng năm và nơi quy y:


Ngày tháng năm và
 Nơi sanh:

Công việc hay ngành học:

Địa chỉ liên lạc:



ĐT:

Email:

Trang điên tử cá nhân(Nếu có)

Ngày đăng ký chính thức tham gia

 => Khi đăng ký tham gia thì chúng ta nên bữa đó đến chùa hay Tịnh Xá của chúng Trưởng để gặp mặt và đến trước Phật để thành tâm đảnh lễ và chứng minh cho chúng ta để việc đăng ký thành viên được đúng pháp và giá trị..

SAU KHI ĐĂNG KÝ CÁC BẠN COPY BẢN ĐĂNG KÝ THÔNG TIN VÀO WORD RỒI GỬI QUA EMAIL: suminhgiai@gmail.com
Mọi thông tin liên hệ Sư Minh Giải, Đt: O1663355064, 01279121549;
Email: suminhgiai@gmail.com . facebook: Tho Trinh Minh
http://bbtngoinhabodetam.blogspot.com/
           
                                                          Tp Hcm Ngày 28 tháng 7 năm 2012.
                                                                         TM. Trưởng Chúng

                                                                           SƯ MINH GIẢI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét